MENU
logo
logo
P. Dạy văn hóa (THPT) 
02513 810280 
----------------------
P.Quản lý đào tạo (ĐH) 
02513 828813 

Hiện nay, hầu hết các trường tiểu học trong tỉnh đều có học sinh khuyết tật đang tham gia hc theo diện giáo dục hòa nhập (GDHN). Ngoài sự tận tâm trong công việc, tham gia dạy GDHN đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao nhưng hiện nay những giáo viên này mới chỉ được tham gia một số lớp tập huấn ngắn ngày. Vì vậy, việc học tập chuyên sâu về giáo dục đặc biệt sẽ giúp ích cho giáo viên rất nhiều trong công tác dạy hòa nhập. 

Học vì cái tình với học sinh

Mới đây, Trường đại học Sư phạm TP. HCM phối hợp với Trung tâm Giáo dc thưng xuyên tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng tốt nghiệp văn bằng 2 ngành Giáo dục đặc biệt cho 31 tân cử nhân. Đây là các cán bộ quản lý và giáo viên đang trực tiếp dạy học cho đối tượng học sinh học GDHN bậc tiểu học. 

Theo ThS. Trần Văn Châu, Phó trưởng phòng đào tạo Trường đại học Sư phạm TP. HCM, các thầy cô đến với lớp học này đều là vì chữ tâm và chữ tình. Đó là cái tâm với nghề nghiệp, cái tình với những học sinh và gia đình những học sinh bị khuyết tật. Dạy GDHN, ngoài kiến thức chuyên môn, giáo viên còn phải có sự quan tâm, chia sẻ đặc biệt đối với học sinh. Giáo viên dạy hòa nhập phải vừa là thầy cô, vừa là cha mẹ, vừa là bạn bè của các em. “Có thêm kiến thức chuyên môn chắc chắn sẽ giúp thầy cô GDHN tt hơn. Điều này rất có ý nghĩa, bởi khi các thầy cô làm tốt công tác này có nghĩa là thầy cô đã giúp cho nhiều học sinh khuyết tật có cơ hội và kỹ năng sống hòa nhập cộng đồng”, ThS. Trần Văn Châu chia sẻ.

Đúng như lời thầy Châu nói, lớp học văn bằng 2 này có 31 giáo viên ở nhiều độ tuổi và cương vị khác nhau. Có giáo viên mới ra trường được mấy năm, cũng có những giáo viên sắp về hưu; có nhiều giáo viên đang trực tiếp dạy học sinh học hòa nhập, cũng có giáo viên hiện là cán bộ quản lý ở trường hoặc ở Sở GD-ĐT… Tất cả các giáo viên đến với lớp học này đều với mt mong muốn là có kiến thức chuyên môn về giáo dục đặc biệt cho các học sinh khuyết tật, mặc dù có thêm mt văn bằng nữa thì họ cũng không được tăng lương hay… thăng cấp.

 



Các giáo viên - tân cử nhân nhận bằng tốt nghiệp ngành Giáo dục đặc biệt chụp hình lưu niệm với lãnh đạo Sở GD-ĐT, đại diện Trường ĐH Sư phạm TP. HCM và lãnh đạo Trung tâm GDTX tỉnh

Tuy là giáo viên phụ trách thư viện, không trực tiếp đứng lớp nhưng cô Nguyễn Thị Hoa, giáo viên Trường tiểu học Thái Hiệp Thành (huyện Long Thành) vẫn tham gia lớp học này. Được biết, chỉ còn 2 năm nữa về hưu nhưng cô vẫn quyết tâm đi học. Cô cho biết, chính lúc ấy, những kiến thức từ khóa học này sẽ được cô vận dụng triệt để. “Gần nhà tôi có một nhà mở, ở đó hiện đang nuôi dạy nhiều trẻ khuyết tật. Khi về hưu, có nhiều thời gian, tôi sẽ đến nhà mở này để dạy cho các em. Hiện nay trường chúng tôi cũng có nhiều học sinh khuyết tật. Mới đây, trường tôi vừa nhận một học sinh vào học lớp 1 mặc dù em này đã 10 tuổi. Tôi dự định sẽ xin với nhà trường kèm cặp thêm cho em vào giờ ra chơi để em có thể theo kịp các bạn”, cô Hoa tâm sự.

Sẽ mở thêm các lớp văn bằng 2 ngành Giáo dục đặc biệt

Theo ông Đào Đức Trình, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, việc học văn bằng 2 ngành Giáo dục đặc biệt là rất cần thiết đối với các giáo viên dạy giáo dục hòa nhập. Riêng tại Đồng Nai, nhu cầu thực tế này là rất lớn, bởi toàn tỉnh hin có khoảng 1.000 học sinh đang học GDHN trong các trường tiểu học, chưa tính số trẻ khuyết tật đang được nuôi dạy trong các Trung tâm bảo trợ xã hội (thuộc Sở LĐ-TBXH). Được biết, trong thời gian tới, Trường đại học Sư phạm TP.HCM sẽ tiếp tục mở các lớp đào tạo văn bằng 2 ngành học này tại Trung tâm Giáo dc thưng xuyên tỉnh.


Thay đổi nhận thức về giáo dục h
òa nhập

Cô Trịnh Thị Thanh Thủy, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Võ Thị Sáu (TP. Biên Hòa) cho biết, trong trường cô hiện nay có nhiều học sinh khuyết tật tham gia học tập theo diện GDHN. Mỗi em bị một loại tật khác nhau. Điều này gây nhiều khó khăn cho quá trình giảng dạy của giáo viên trực tiếp đứng lớp cũng như người làm công tác quản lý. Vì vậy, cô đã tham gia học lớp văn bằng 2 này. Những kiến thức có được từ lớp học này sẽ giúp ích cho cô trong quá trình quản lý cũng như hỗ trợ tốt hơn cho các giáo viên đang dạy GDHN.

Cũng như Trường Võ Thị Sáu, Trường tiểu học Long Bình Tân hiện có nhiều học sinh khuyết tật. Riêng khối 1 ca trưng trong năm học này có hơn 10 trường hợp như vậy. Các giáo viên dạy GDHN đều không được đào tạo trình độ chuyên môn. Hằng năm, những giáo viên này được cử đi tham gia các lớp tập huấn nhưng thời gian tập huấn rất hạn chế. Vì vậy, ngay khi có thông tin về lớp văn bằng 2 này, nhà trường đã cử cô Bùi Thị Hoài Thu đi học. 

Theo cô Thu, việc được đào tạo chuyên môn, bài bản sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của cô sau này. “Giáo viên được đào tạo chuyên ngành Giáo dục đặc biệt sẽ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng giúp học sinh khuyết tật có thể phát triển một cách bình thường như các bạn khác. Không chỉ hữu ích trong việc dạy học sinh khuyết tật, khóa học này còn giúp tôi có được những phương pháp tốt đối với những học sinh bình thường nhưng chậm tiếp thu”, cô Thu nói.

Cũng theo cô Thu, trước đây, người ta quan niệm rằng học sinh học hòa nhập chủ yếu là để cho vui nên không chú trọng về mặt cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các em. Chính điều này tạo nên sự “bất công” và hạn chế sự phát triển bình thường của các em. Khóa học này đã giúp cô hiểu rằng, những học sinh dạng khuyết tật học hòa nhập vẫn có thể nhận thức được, chỉ có điều là quá trình phát triển của các em chậm hơn. Vì vậy, giáo viên dạy hòa nhập cần phải dành nhiều thời gian hơn để giúp các em có thể phát triển được. Điều tâm đắc nhất mà cô nhn được từ khóa học này là việc nắm bắt tâm lý học sinh, những đặc điểm riêng của các em. Từ đó, cô có thể xây dựng được những bài học và phương pháp phù hợp với từng em.

Cần thêm nhiều tân cử nhân Giáo dục đặc biệt

Thực hiện GDHN là điều rất quan trọng đối với trẻ khuyết tật. Vì đây là cơ hi đ các em được phát triển một cách tốt nhất và cũng là môi trường giúp các em có kỹ năng hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay, việc GDHN học sinh khuyết tật chủ yếu được thực hiện ở bậc tiểu học vì học sinh khuyết tật khó có khả năng theo học tiếp ở bậc học cao hơn.

Cô Lê Thị Thanh Tâm, Phó hiệu trưng Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn (TP. Biên Hòa), một trong những giáo viên cốt cán trong công tác GDHN ở Đồng Nai cho rằng: Tuy hng năm đã có nhiều giáo viên được bồi dưỡng về những kỹ năng cơ bn đối với GDHN học sinh khuyết tật nhưng các lớp bồi dưỡng này chủ yếu là do số cán bộ cốt cán làm báo cáo viên với thời gian rất hạn chế. Vì vậy, những kiến thức chuyên sâu trong GDHN chưa được truyền đạt một cách sâu sắc đến lực lượng giáo viên trực tiếp đứng lớp. Do đó, công tác GDHN học sinh khuyết tật vẫn còn nhiều hạn chế.

Thầy Nguyễn Thiện Mỹ, giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Huệ (huyện Tân Phú) chia sẻ: “Việc tham gia lớp văn bằng 2 ngành Giáo dục đặc biệt giúp tôi thêm vững tin và tự tin hơn trong công tác GDHN. Khóa học đã giúp tôi “sáng ra” nhiều điều. Các giảng viên rất nhiệt tình vì vậy học viên chúng tôi ai cũng say mê học tập. Tôi được biết là tại huyện Tân Phú, trong năm học này có 140 học sinh thuộc diện hòa nhập. Sau khóa học này, bản thân tôi sẽ vận động nhiều giáo viên trong huyện tham gia học ở những khóa sau bởi hầu như trường nào cũng có học sinh khuyết tật học hòa nhập. Những kiến thức từ lớp học này vô cùng hữu ích, tôi tin chắc rằng sau khi tham gia khóa học, các thầy cô sẽ vận dụng tốt những kiến thức này trong quá trình công tác”. 

Nhận diện đúng đối tượng để có phương pháp phù hợp

Khóa học văn bằng 2 ngành Giáo dục đặc biệt có nhiều môn học đi sâu vào từng loại khuyết tật và phương pháp giảng dạy cho từng đối tượng như: Sinh lý thị giác, Braille Việt ngữ, Đánh giá thị giác chức năng, Phương pháp dạy trẻ khuyết tật trí tuệ tiểu học, Chăm sóc giáo dục trẻ khiếm thị mầm non, Phương pháp dạy trẻ khiếm thị tiểu học, Định hướng di chuyển, Giáo dục nghe nói cho trẻ khiếm thính, Chăm sóc giáo dục trẻ khiếm thính mầm non, Phương pháp dạy trẻ khiếm thính tiểu học, Giáo dục trẻ tăng động - giảm trí nhớ và quản lý hành vi trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt, kế hoạch giáo dục cá nhân, giáo dục trẻ khiếm thị đa tật, Giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật… 

Theo TS. Lê Minh Hà, nguyên Trưởng khoa Giáo dục đặc biệt, Trường đại học Sư phạm TP. HCM, những học phần này giúp giáo viên có kỹ năng “nhận diện” đúng  từng loại tật của các học sinh khuyết tật, từ đó đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp. Có được những kỹ năng nhận diện và xây dựng phương pháp cho từng đối tượng, chắc chắn giáo viên sẽ dạy trẻ tốt hơn.


 Tác giả Hải Yên -Báo Lao Động Đồng Nai